Ngành kinh doanh quốc tế là một ngành kinh tế được nhiều người quan tâm. Nói riêng về ngành này, các hoạt động của nó rất rộng, bởi không chỉ là hoạt động trong nước mà còn là “quốc tế”. Chính nó đã khiến cho ngành này trở nên hấp dẫn. Hiện nay có nhiều trường đã đào tạo ngành học này, vẫn cơ hội việc làm của nó thế nào, có khả năng phát triển hay không, hãy cùng tìm hiểu.
Giải đáp về ngành kinh doanh quốc tế
Nhìn nhận trên định nghĩa đúng của nó thì ngành kinh doanh quốc tế – hay còn gọi là International Business bao gồm tất cả hoạt động thương mại, giao dịch, trao đổi và chuyển giao. Lĩnh vực này khá quan trọng trong cuộc sống và nền kinh tế hiện hành của thế giới.
Nhìn qua cũng có thể hiểu sơ sơ về lĩnh vực này, nó được tạo thành bởi hai yếu tố, đó là “kinh doanh” và “quốc tế”. Như vậy, ghép lại có thể hiểu nghĩa đơn giản là ngành nghề này sẽ hoạt động thương mại là chính, với phạm vi quốc tế.
Đối tượng trao đổi có thể là ý tưởng, là cơ hội hợp tác hay công nghệ giữa các quốc gia. Hoạt động thương mại liên quan đến hàng hóa, dịch vụ cũng được tính vào lĩnh vực kinh doanh này. Ngoài ra, hoạt động chuyển giao, trao đổi con người (nhân tài, du học,…) cũng sẽ được liệt vào hàng ngũ kinh doanh quốc tế. Nhìn vào tên gọi của nó là đủ hiểu phạm vi rộng, tính chất toàn cầu và tính hội nhập của nó.
Những người hoạt động trong lĩnh vực này có thể trở thành những nhà marketing tương lai, chuyên viên kinh doanh, quản lý nhân sự, tài nguyên, chuyên viên xuất nhập khẩu với cơ hội việc làm cao, mức lương cũng hợp lý với nhiều đãi ngộ khác. Hiện tại, Việt Nam đã có rất nhiều nơi đào tạo nhân lực cho ngành nghề này.
Được học những gì về kinh doanh quốc tế
Chỉ riêng hai chữ “quốc tế” đã đủ để thu hút một nguồn nhân lực lớn cho ngành nghề này rồi. Các bạn trẻ có niềm yêu thích với kinh doanh và nghiên cứu các hoạt động thương mại phạm vi rộng sẽ rất phù hợp với lĩnh vực này. Việc tham gia học về kinh doanh không chỉ nâng cao sự hiểu biết mà còn mang lại nhiều cơ hội việc làm, mở rộng mối quan hệ và các kỹ năng cần thiết.
Kiến thức thu về khi học Kinh doanh quốc tế
Bất kỳ ngành nghề nào khi học cũng cần đi từ những cái căn bản nhất. Đối với Kinh doanh quốc tế, các sinh viên, học viên khi tham gia tìm hiểu, học tập sẽ được trang bị cho những kiến thức đầu tiên về kinh doanh, sau đó mới dần tìm hiểu sâu về hoạt động kinh doanh đa quốc gia. Tất nhiên không phải chỉ học về việc giữa các quốc gia khi tiến hành trao đổi, thương mại thì diễn ra những gì, mà còn phải học về văn hóa, các chiến lược kinh doanh cũng như luật pháp về ngành này.
Nguyên tắc về quản trị đa văn hóa là kiến thức căn bản mà bất kỳ ai tìm hiểu về ngành Kinh doanh quốc tế cũng cần phải biết. Bởi hoạt động thương mại, trao đổi hay chuyển giao đều là sự hợp tác giữa quốc gia với quốc gia. Việc tìm hiểu về văn hóa các nước, nguyên tắc trong đa văn hóa sẽ giúp ích cho công việc sau này rất nhiều.
Những kiến thức cơ bản về kinh tế, tài chính, Logistic hay xuất nhập khẩu cũng là nền móng để đi sâu học tập về từng ngành về sau. Tất tần tật những thông tin, định nghĩa,… về những vấn đề xoay quanh hàng hóa, thương mại sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều. Chưa kể, ngành Kinh doanh quốc tế sẽ cho người học cơ hội hiểu thêm về marketing, đầu tư, thanh toán, thương mại điện tử hay các chiến lược kinh doanh hấp dẫn.
Các vấn đề trong ngành cần tìm hiểu
Ngành Kinh doanh quốc tế quy mô quốc tế sẽ đòi hỏi ở người trong ngành rất nhiều thứ từ kiến thức, sự am hiểu, thái độ cho tới các kỹ năng mềm. Bởi trong lĩnh vực này, những gì cần dùng đến đều rất rộng, nó không chỉ là một cuộc mua bán đơn thuần mà chính là sự gắn bó, hợp tác giữa các quốc gia, đi song song còn là lợi ích về mặt ngoại giao.
Chính vì vậy, nếu bạn muốn tham gia vào đội ngũ nhân sự tương lai, cống hiến cho Kinh doanh quốc tế thì cần phải tìm hiểu về xuất khẩu, nhập khẩu, thương mại hay sự chuyển đổi hàng hóa nói chung. Các vấn đề về nhượng quyền thương mại hay cấp phép, cho phép các công ty ở quốc gia khác được sử dụng sản phẩm của một quốc gia khác cũng là điều phải ghi nhớ.
Tham gia vào đội ngũ ngành Kinh doanh quốc tế, bạn phải hiểu cả doanh nghiệp nội địa và cả những doanh nghiệp ở thị trường quốc tế. Nắm bắt sự hình thành, những hoạt động hiện có, độ uy tín và thực trạng phát triển, phân phối của các cơ sở, doanh nghiệp nước ngoài là một kỹ năng cần phải học.
Kinh doanh quốc tế và Kinh tế quốc tế: Khác biệt thế nào?
Nhiều người thường nhầm lẫn giữa Kinh doanh quốc tế và Kinh tế quốc tế. Nhìn qua, cả hai ngành này đều thuộc lĩnh vực kinh tế và có phạm vi khá rộng. Tuy nhiên, hoạt động nằm trong hai ngành lại hoàn toàn khác nhau, các hướng đi cho nghề nghiệp tương lai cũng có sự phân định rõ ràng.
Khối ngành Kinh doanh quốc tế
Các hoạt động trong khối ngành này chủ yếu đều liên quan tới việc hoạch định và quản trị. Những người làm trong ngành này sẽ tham gia nghiên cứu và triển khai những hoạt động của một doanh nghiệp, trong đó họ sẽ tìm hiểu về vấn đề đầu tư và kinh doanh của doanh nghiệp trong trường hợp doanh nghiệp liên kết với các tập đoàn nước ngoài hay có hoạt động kinh doanh quốc tế.
Ngành Kinh doanh quốc tế quản lý các chuỗi cung ứng, các hoạt động liên quan đến Logistic như buôn bán, xuất nhập khẩu, vận tải, hàng hóa,… Các đầu mục của việc quản lý vô cùng phong phú, tuy nhiên nó sẽ chỉ dừng lại ở hoạt động quản lý mà thôi.
Cuối cùng là những hoạt động quản trị về nhân lực, những vấn đề trong nội bộ doanh nghiệp. Ví dụ như marketing, quản lý thao tác bán hàng, các hoạt động nghiệp vụ tài chính hay tỷ giá. Nhìn chung, Kinh doanh quốc tế sẽ thiên về quản lý chính sách, kế hoạch cho doanh nghiệp để doanh nghiệp tham gia vào thị trường trong và ngoài nước.
Khối ngành Kinh tế quốc tế
Không còn là quản lý, khối ngành Kinh tế quốc tế sẽ trực tiếp tham gia hoạch định và phân tích. Kinh tế quốc tế sẽ có phạm vi về mặt hoạt động rộng hơn ngành Kinh doanh quốc tế rất nhiều. Hai lĩnh vực được ưu tiên và chú trọng hàng đầu trong ngành này là thương mại và tài chính, cũng thuộc phạm vi quốc tế.
Các vấn đề về hội nhập kinh tế, các chính sách kinh tế của các nước sẽ được nghiên cứu kỹ càng. Người học ngành Kinh tế có thể trở thành một người làm marketing, chuyên gia phân tích hoặc chuyên viên kinh tế.
Dù có khác nhau những với thực trạng hiện nay, rất nhiều người làm việc trái ngành, trong ngành kinh tế, chỉ cần bạn có những kiến thức nền tảng thì đều có thể phát triển dựa trên khả năng của mình. Việc học Kinh tế nhưng sau làm các việc trong khối ngành Kinh doanh đều là chuyện thường thấy.
Cơ hội việc làm trong khối ngành Kinh doanh quốc tế
Có rất nhiều bạn trẻ thích thú và bị hấp dẫn bởi ngành nghề này. Tham gia vào lĩnh vực kinh tế rất cần sự linh hoạt, tư duy kinh tế nhạy bén, đặc biệt là kiến thức nền phải vững. Chỉ cần trau dồi bản thân có năng lực thì luôn luôn tìm được những vị trí công việc với mức lương tốt.
Một số ngành nghề có thể làm
Đối với người học ngành Kinh doanh quốc tế, sau khi tốt nghiệp có thể trở thành một chuyên viên hay một nhà quản lý. Như đã nói, ngành này tập trung vào việc sau, quản lý mọi hoạt động diễn ra và nhìn ra vấn đề tồn động. Vì vậy người học cần có tư duy, năng lực bao quát vấn đề.
Thậm chí những người có thành tích tốt, đặc biệt nổi trội có thể chọn làm giảng viên chuyên về ngành Kinh doanh luôn, chỉ cần học thêm chứng chỉ sư phạm là có thể được giữ lại để giảng dạy. Lựa chọn nghề nghiệp khác cũng vô cùng đa dạng, có thể làm quản lý tài chính, quản lý nhân sự, quản lý nguồn lực, quản lý truyền thống, chuyên viên kinh doanh, chuyên viên Logistic, marketing,….
Môi trường làm việc lý tưởng
Vì làm trong khối ngành Kinh doanh quốc tế nên chắc chắn môi trường làm việc của bạn sẽ là văn phòng, công sở. Xét rộng hơn về nơi làm việc, có thể chọn làm việc cho các tập đoàn kinh tế, tập đoàn đa quốc gia, công ty thương mại, công ty xuất nhập khẩu. Với những ai có vốn ngoại ngữ tốt có thể vươn xa làm cho các công ty quốc tế. Thậm chí, làm trong môi trường ngân hàng, môi trường giáo dục hay tự mở doanh nghiệp riêng cũng được.
Làm trong ngành này lương có cao không?
Khi quyết định tham gia vào ngành nào đó, có hai điều mà con người ta thường nghĩ tới: cơ hội phát triển và tiền lương. Với nhiều sự lựa chọn, nhiều vị trí, ngành Kinh doanh quốc tế cũng có những mức lương chênh lệch nhau. Nó còn phụ thuộc vào quy mô lớn hay nhỏ của công ty. Tuy nhiên, với những vị trí chuyên viên, nhân viên thì mức lương cũng từ 8 – 12 triệu, có thể cao hơn tùy vào kinh nghiệm.
Với các chức vụ cao hơn, tập đoàn lớn hơn thì con số này có thể tăng lên gấp nhiều lần. Đặc biệt nếu làm cho các tập đoàn quốc tế, bạn sẽ được trả tiền đô thay vì tiền Việt. Với mức lương này, bạn có thể sống thoải mái và thực hiện nhiều dự định.
Trường nào đào tạo ngành Kinh doanh quốc tế
Hiện nay, các ngành Kinh doanh đều có tại các trường Đại học nổi tiếng, phần lớn tập trung ở miền Nam với các trường hàng đầu như: Đại học Ngoại thương (Hà Nội), Đại học Kinh tế quốc dân (Hà Nội), Đại học Kinh tế – Luật (Thành phố Hồ Chí Minh), Đại học Kinh tế thuộc Đại học Đà Nẵng, Đại học Kinh tế TP.HCM (Thành phố Hồ Chí Minh).
Ngoài ra, với những ai có kỹ năng ngoại ngữ, có thể lựa chọn du học thì các quốc gia như Mỹ, Anh, Úc, Canada,… đều có các trường Đại học danh tiếng đào tạo ngành nghề này.
Kết luận
Hiện nay, cơ hội việc làm đang được cạnh tranh với tỷ lệ cao, nhất là các khối ngành liên quan với kinh tế. Tuy nhiên, khi theo học và có năng lực thì những gì được đền đáp lại vô cùng xứng đáng. Mức lương cao, công việc ổn định là điều ai cũng mong muốn khi tìm hiểu về ngành Kinh doanh quốc tế.