Kỹ sư xây dựng hiện nay không còn là cụm từ xa lạ đối với mọi người. Nếu như kỹ sư thiết kế là người tạo ra bản vẽ với các chi tiết chính xác đến từng milimet thì kỹ sư ngành xây dựng chính là người nhìn vào những chi tiết đó mà làm theo một cách tỉ mỉ và chỉnh chu nhất. Nếu bạn vẫn chưa hiểu rõ về khái niệm này thì bài viết dưới đây là dành cho bạn!
Kỹ sư xây dựng là gì?
Kỹ sư xây dựng là cử nhân tốt nghiệp Đại học với chuyên ngành đào tạo xây dựng – Được cấp bằng Kỹ sư. Khi ra trường đảm bảo hội tụ đủ các khả năng tư vấn, xem thiết kế, tính toán, tiến hành thi công và giám sát, nghiệm thu về công trình xây dựng.
Ngoài ra, ngành xây dựng còn đóng vai trò khá quan trọng trong phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Từ đó, góp phần nâng cao tiềm lực sản xuất, thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của các ngành kinh tế. Chúng ta có thể đánh giá được sự phát triển của một quốc gia qua cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất đô thị của họ. Tùy theo với các chuyên ngành đào tạo mà kỹ sư ngành này sẽ được phân thành các tên gọi sau:
- Kỹ sư dân dụng
- Kỹ sư cầu đường
- Kỹ sư về công trình thủy lợi
- Kỹ sư công trình biển
- Kỹ sư xây dựng đô thị
- Kỹ sư về tin học xây dựng
- Kỹ sư vật liệu xây dựng
Mô tả cụ thể và chi tiết công việc của kỹ sư xây dựng
Một kỹ sư đòi hỏi có rất nhiều yêu cầu đặt ra. Công việc một kỹ sư xây dựng phải đi khảo sát rất nhiều công trình và di chuyển đến nhiều nơi, đa phần ngành này sẽ thường là những nam kỹ sư. Đặc thù của công việc, nên ngành này đòi hỏi sức khỏe của bạn phải tốt, biết giao tiếp và ứng biến. Tùy theo nhiệm vụ mà các công việc cũng sẽ có sự khác nhau:
Khảo sát và lập các kế hoạch
Nhiệm vụ này yêu cầu các kỹ sư tiến hành các công việc khảo nghiệm tiến độ xây dựng và tìm ra các yếu tố để đánh giá công trình một cách chi tiết nhất. Lập các kế hoạch một cách chi tiết về công trình vừa nhận được theo đúng giai đoạn và đúng hạng mục.
Ngoài ra, khi triển khai và giám sát các hoạt động. Bạn cần trực tiếp hướng dẫn việc thi công và theo dõi các công nhân trong quá trình làm việc nhằm đảm bảo đúng các tiêu chuẩn đặt ra. Đặc biệt nhắc nhở và chú ý đảm bảo các vấn đề về an toàn lao động.
Tham gia nghiệm thu công trình
Khi tham gia nhiệm vụ nghiệm thu, bạn cần phối hợp với các bên liên quan để tiến hành triển khai theo các công trình hạng mục. Đảm bảo được tiến độ hoạt động theo đúng cam kết đã thỏa thuận giữa hai bên chủ đầu tư và bên nhận xây dựng.
Các kỹ sư lên phương án và tiến hành quá trình xử lý các hạng mục chưa thực sự đáp ứng yêu cầu của chủ đầu tư. Sau đó, tiến hành lập các biên bản nghiệm thu theo như đã quy định.
Thực hiện các công việc khác của một kỹ sư xây dựng
Bên cạnh hai nhiệm vụ phổ biến đã nêu trước đó. Một kỹ sư cần theo dõi quá trình làm việc, sự hiện diện qua đó thực hiện việc chấm công của các tổ công nhân về xây dựng. Phối hợp các bộ phận để kiểm soát về số lượng vật tư, quản lý công cụ và dụng cụ, các trang thiết bị được sử dụng tại công trường,…
Phối hợp tốt các quá trình kiểm tra và giám sát quản lý các hồ sơ về theo dõi chất lượng công trình. Hồ sơ nhân công và thanh toán tiền lương nhân viên. Còn các công việc khác thực hiện khi có thông báo và chỉ thị của cấp trên.
Những kỹ năng một kỹ sư ngành xây dựng cần nên có
Nếu muốn trở thành một kỹ sư tốt trong ngành xây dựng. Trau dồi tốt các kiến thức đã học ở Đại học thôi là chưa đủ. Để trở thành một kỹ sư chuyên nghiệp, bạn phải có thêm những kỹ năng cơ bản sau đây:
-
Hoàn thành tốt chuẩn đầu ra với chuyên ngành xây dựng.
- Có khả năng đọc – tháo lắp các bản vẽ kỹ thuật, thành thạo các phần mềm liên quan đến thiết kế và xây dựng như Civil 3D, AutoCAD,… Kỹ năng giám sát và biết quản lý tốt dự án. Đây là một kỹ năng cơ bản mà bất kỳ một kỹ sư xây dựng giỏi nào cũng cần có.
- Có kỹ năng giao tiếp tốt, tạo được mối quan hệ tốt đẹp giữa hai bên hợp tác từ đó tìm kiếm được thêm nhiều lần hợp tác mới trong tương lai. Biết cách hợp tác khi làm việc nhóm một cách hiệu quả. Một công trình không thể hoàn thành một cách tốt đẹp mà không có sự hỗ trợ hay giúp đỡ, hợp tác cùng nhiều thành viên với nhau.
- Biết cách làm việc nhóm từ đó tạo nên mức độ hiệu quả và rút ngắn khoảng thời gian hoàn thành nhanh hơn. Có kỹ năng giải quyết vấn đề khi phát sinh và quản lý hiệu quả tiến độ công việc.
Kỹ sư xây dựng làm việc ở những nơi nào?
Tùy theo công việc và chức vụ khác nhau mà kỹ sư xây dựng cũng phân thành ba nhóm khu vực không giống nhau, tính chất công việc cũng có sự khác biệt. Các nhóm kỹ sư làm việc được phân loại như sau:
- Nhóm ngoài công trường: Nhóm phụ trách này sẽ đảm nhiệm các công việc có tính chất đặc biệt khó khăn hơn do các tác động, ảnh hưởng xuất phát bên ngoài như thời tiết khắc nghiệt, biến cố xảy ra ngoài ý muốn tại công trường,… Ngoài ra, công việc của nhóm này có tính ổn định khá ít, đòi hỏi di chuyển nhiều để hoàn thành công việc hiệu quả nhất.
- Nhóm trong công xưởng: Nhóm này có tính chất công việc đỡ vất vả hơn so với hoạt động ngoài công trường.
- Nhóm trong văn phòng: Môi trường làm việc thoải mái và mát mẻ, không cần tiêu hao quá nhiều sức lực khi phải di chuyển ngoài trời nhiều như những nhóm công việc khác. Có thể phù hợp với cả kỹ sư là nữ.
Lương kỹ sư xây dựng tính đến hiện tại là bao nhiêu ?
Theo như kết quả đã nghiên cứu gần đây, mức lương của một kỹ sư xây dựng phụ thuộc vào , kinh nghiệm làm việc, trình độ chuyên môn, loại hình công ty hoạt động hay các dự án công trình được giao trách nhiệm.
Đối với kỹ sư trong ngành xây dựng có kinh nghiệm làm việc từ 1-2 năm, mức lương dao động khoảng 10 đến 15 triệu đồng một tháng. Đối với những kỹ sư giỏi còn lại, có nhiều kinh nghiệm hơn trong nghề, mức đầu vào hàng tháng có thể lên 40 đến 50 triệu đồng, thậm chí là cao hơn.
Do tính chất công việc chủ yếu hoạt động ngoài trời nên hầu hết các kỹ sư là nam giới có sức khỏe tốt. Nhu cầu nhân lực về ngành xây dựng là rất lớn, nhưng để ứng tuyển vào công việc này, các ứng viên phải giỏi kỹ thuật xây dựng, sử dụng phần mềm và có kỹ năng tốt trong giao tiếp, quản lý và giám sát dự án.
Học ngành kỹ sư xây dựng ở đâu?
Nếu bạn thấy hứng thú và yêu thích với ngành nghề này nhưng không biết chọn trường Đại học nào làm mục tiêu hướng đến. Sau đây sẽ là một số gợi ý về các trường Đại học hàng đầu đào tạo chuyên sâu về ngành xây dựng bạn nên biết:
Đại học Xây dựng
Trường Đại học Xây dựng là một trong các trường về kỹ thuật hàng đầu của Việt Nam và là trường đi đầu về đào tạo cho ngành xây dựng. Trải qua một quá trình phát triển lâu dài với hơn 60 năm kinh nghiệm giáo dục.
Trường Đại học Xây dựng đã phát triển thành một trung tâm hàng đầu về giáo dục, chuyển giao công nghệ, nghiên cứu khoa học và đào tạo cán bộ chất lượng cao cho Việt Nam trong lĩnh vực xây dựng. Nơi đây không ngừng nỗ lực nâng cao chất lượng dạy và học nhằm trở thành trường Đại học dẫn đầu trong lĩnh vực xây dựng, vươn tầm khu vực và quốc tế.
Trường đào tạo kỹ sư xây dựng – Đại học Kiến trúc tại Hà Nội
Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội trực thuộc Bộ Xây dựng và Cơ quan Hành chính Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đảm nhận công tác đào tạo cán bộ về khoa học kỹ thuật ngành xây dựng với trình độ bậc Đại học và sau Đại học.
Mục tiêu chính của trường là đáp ứng chất lượng và số lượng nguồn nhân lực chuyên nghiệp cho ngành xây dựng và các ngành khác của nền kinh tế. Đồng thời, mang lại cơ hội học tập hấp dẫn, đa dạng và liên thông cho tất cả sinh viên. Qua đó, tạo điều kiện để người học phát huy tối đa tiềm năng của mình.
Đại học Giao thông Vận tải
Đại học Giao thông vận tải là xếp hạng trong những trường Đại học hàng đầu tại Việt Nam. Đây là nơi bạn có thể theo đuổi ước mơ trở thành kỹ sư xây dựng. Khoa Xây dựng có đội ngũ giảng viên không chỉ có trình độ chuyên môn vững vàng mà còn vô cùng nhiệt tình, tận tâm phục vụ sinh viên. Gần 40% giảng viên đã từng có cơ hội được đào tạo ở nước ngoài và làm việc ở nước ngoài.
Nơi các kỹ sư xây dựng tương lai tìm đến – Đại học Thuỷ lợi
Khoa Công trình là một khoa nổi tiếng, có truyền thống lâu đời của Trường Đại học Thủy lợi. Các kỹ sư sau tốt nghiệp Khoa Công trình đã công tác trên khắp mọi nơi trên đất nước. Hơn thế, trở thành lực lượng nòng cốt của đất nước trong công cuộc xây dựng thủy lợi – thủy điện.
Với sự nỗ lực không ngừng của Trường Đại học Thủy lợi, khoa Công trình cũng đã có những bước phát triển vững chắc cả về ngành nghề, quy mô và phương thức về đào tạo và giáo dục, tích cực hoạt động công nghệ và khoa học, hợp tác liên thông với các trường Đại học khác cả trong và ngoài nước trên tất cả các lĩnh vực.
Kết luận
Trên đây là tất cả nội dung mà chúng tôi nghĩ đã rất đầy đủ về ngành kỹ sư xây dựng từ khái niệm, chi tiết công việc đến những kỹ năng cần có cơ bản để trở thành một kỹ sư giỏi. Hy vọng qua nội dung trên sẽ giúp bạn có cái nhìn mới mẻ về ngành này và chọn lựa được nơi đào tạo tốt nhất cho mình nhé!