Ngành kỹ thuật phần mềm ngày càng mở rộng và phổ biến bởi sự phát triển mạnh mẽ không ngừng của công nghệ thông tin, đặc biệt là các thiết bị thông minh như: smartphone, máy tính,… Bởi là ngành mới nên có thể bạn chưa hiểu rõ những thông tin về ngành này, vậy bài viết sau đây sẽ cho bạn những thông tin chi tiết về ngành này
Thông tin chung về ngành kỹ thuật phần mềm
Kỹ thuật phần mềm hay tên tiếng Anh gọi là Software Engineering là ngành nghiên cứu về các quy trình, cách thức hoạt động hay kiểm tra chạy thử các chương trình máy tính nhằm đáp ứng các nhu cầu của người dùng.
Đây là ngành học rất thích hợp cho những bạn muốn làm công việc lập trình thuần túy. ‘Phần mềm’, ‘chương trình’ hay ‘ứng dụng’ là tất cả những thứ liên quan nhất, là sản phẩm chính của việc lập trình.
Và chắc hẳn bạn cũng nhận ra, ngày nay chúng ta sử dụng các ứng dụng và phần mềm mọi lúc mọi nơi: Từ các ứng dụng văn phòng cơ bản như Microsoft Word, Powerpoint hay Excel đến các trình duyệt web như Chrome, Firefox, Safari, Cốc cốc hay Facebook, Tiktok hoặc chương trình chỉnh sửa thiết kế như Photoshop, After Effect, Lightroom và cả Google search cũng là 1 dạng của ứng dụng.
Chưa kể đến các hệ điều hành phổ biến bạn đang sử dụng như Windows hay Linux cũng là một phần mềm. Vậy nên, kỹ thuật phần mềm là ngành khá rộng, ngoài hướng đi phổ biến như thiết kế chương trình, ứng dụng, website thì hiện nay lập trình game cũng là 1 hướng khác khá thú vị mà bạn có thể tham khảo.
Ngành phần mềm đào tạo như thế nào?
Ngành Kỹ thuật phần mềm đào tạo những kiến thức liên quan đến quá trình phát triển phần mềm một cách chuyên nghiệp. Mục đích của ngành là nhằm tạo ra sản phẩm phần mềm đạt chất lượng cao, đáp ứng đủ các nhu cầu nghiệp vụ cụ thể trong nền sản xuất của xã hội. Kỹ sư phần mềm mô tả và viết hướng dẫn hay còn gọi là lập trình để máy tính có thể giúp con người trong các thao tác phần cứng. Máy tính sẽ tự động hóa các quy trình, thao tác của con người trong công việc, hoạt động, giải trí.
Nhờ đó, với sự hỗ trợ của kỹ thuật phần mềm, con người được giải phóng khỏi những công việc thủ công, nhàm chán, và đôi lúc hơi nặng nề, các quy trình hoạt động được tối ưu hóa, giúp giảm thiểu các sai sót.
Sinh viên học ngành này sẽ được trang bị các kiến thức chuyên sâu về công nghệ phần mềm là quy trình phát triển phần mềm, kỹ năng vận dụng các công cụ phần mềm vào việc hỗ trợ phát triển các phần mềm khác. Sinh viên cũng được trang bị các kiến thức cần thiết liên quan đến các giai đoạn thực hiện trong một dự án phần mềm như: thu thập yêu cầu, phân tích, thiết kế, lập trình, kiểm thử, vận hành và bảo trì phần mềm.
Bộ môn thuộc ngành kỹ thuật phần mềm
Ngành kỹ thuật phần mềm là một ngành khá rộng với nhiều kiến thức chuyên môn về công nghệ cũng như lập trình. Vậy nên trong ngành này có bao gồm 2 bộ môn bạn có thể tham khảo như sau:
Bộ môn Phát triển phần mềm
Bộ môn phát triển phần mềm cung cấp sự hiểu biết về các đặc trưng chính của phần mềm, khái niệm chu trình phần mềm, các hoạt động kỹ thuật. Bên cạnh đó còn được cung cấp kiến thức thực nghiệm về chọn lựa kỹ thuật, mô hình, công cụ chu trình dự án, các kiến thức độ quan trọng đảm bảo chất lượng và quản lý dự án trong phát triển phần mềm.
Bên cạnh đó thì các loại hệ thống khác nhau như hệ thống thời gian thực, hệ thống hướng cơ sở dữ liệu, hệ thống hướng tri thức, hệ thống phân tán, hệ thống an toàn bảo mật, hệ thống thảo luận chỉ rõ những đặc trưng trong việc chọn lựa kỹ thuật phát triển phần mềm.
Những phương thức xây dựng và phát triển các ứng dụng thực tiễn trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, y tế, giáo dục và quản lý doanh nghiệp như các hệ thống phần mềm tin học hóa trong tổ chức doanh nghiệp. Ví dụ điển hình là ERP – viết tắt của Enterprise Resource Planning, B2B, phần mềm phục vụ sản xuất quản lý theo dõi qui trình quản lý công việc, quản lý các dự án ở các tổ chức phát triển phần mềm,..v.v
Các kiến thức liên quan đến xây dựng và phát triển ứng dụng hỗ trợ môi trường phát triển cộng tác, độ phân tán không tập trung hướng đến nhu cầu phát triển khu vực, toàn cầu hóa. Và mục tiêu hướng đến nhu cầu điện tử hóa mọi công việc như các định hướng ba mô hình Chính phủ điện tử là E-Government, Thương mại điện tử là E-Commerce, Giáo dục điện tử là E-Learning phát triển.
Bộ môn phát triển game và môi trường ảo
Với bộ môn môi trường ảo và phát triển game là mảng môi trường ảo, nghiên cứu các mô hình tính toán đa chiều với sự phát triển tiên tiến của công nghệ hiện nay. Việc xây dựng các hệ điều hành, mô hình tính toán xử lý thông tin là một phần chính của bộ môn này, các từ học thuật chính như sau:
- Công nghệ phần mềm nhúng là các mô hình, giải pháp, quy trình để phát triển phần mềm nhúng.
- Hệ điều hành nhúng hay còn gọi là hệ điều hành thời gian thực: Đây là cách sử dụng và tiến đến xây dựng các hệ điều hành dùng cho sử dụng cho các thiết bị nhúng chuyên dụng.
- U-computing: Mô hình tính toán sẽ phổ biến trong tương lai mà việc xử lý thông tin có thể thực hiện bất kì ở mọi nơi thông qua các thiết bị thông dụng trong cuộc sống hàng ngày.
- U-commerce: Mục đích triển khai các ứng dụng u-commerce.
- Tìm hiểu để chuyển giao công nghệ xây dựng ngôi nhà thông minh.
- Engine development: Mục đích nghiên cứu chuyên sâu các công nghệ đồ họa 3 chiều, vật lý, âm thanh tiên tiến nhất. Nhằm xây dựng hoặc cải tiến các engine phục vụ cho việc phát hành và phát triển game. Các thức xây dựng game Online, Game thông minh và thế giới thực trong game.
Các nghề thuộc ngành kỹ thuật phần mềm
Nhu cầu nhân lực cho ngành là rất cao, các bạn kỹ sư phần mềm sau khi ra trường có thể ngay lập tức làm việc trong các dự án vừa và lớn hoặc chọn việc tiếp tục học lên thạc sĩ và tiến sĩ để theo con đường nghiên cứu chuyên sâu. Các công việc cụ thể có thể kể đến là kỹ sư phát triển phần mềm và game, kỹ sư kiểm tra thử phần mềm, kỹ sư bảo trì phần mềm, kỹ sư phân tích và thiết kế phần mềm cũng như các vị trí điều hành các cấp trong dự án.
Tương ứng với các công việc trên bạn sẽ nhiều có cơ hội lớn làm ở các công ty chuyên về phát triển, thiết kế phần mềm và game; công ty tư vấn thiết kế giải pháp CNTT cho doanh nghiệp hay các cơ quan, đơn vị vận hành và phát triển ứng dụng trong nhà nước.
Bạn có thể lựa chọn theo hướng nghiên cứu tại các viện nghiên cứu và chuyển giao công nghệ với vai trò là cán bộ nghiên cứu, ứng dụng công nghệ hay trở thành các giảng viên dạy tại các trường đại học, cao đẳng hay trung học phổ thông, trung cấp và dạy nghề đào tạo về ngành Công nghệ thông tin.
Học ngành kỹ thuật phần mềm cần gì?
Để có thể học được ngành kỹ thuật phần mềm cần phải chuẩn bị cho mình những kiến thức cơ bản để có thể hiểu được kiến thức của ngành này. Vậy học ngành này cần chuẩn bị nắm chắc những gì, cùng tìm hiểu nhé
Kiến thức về toán trong công nghệ phần mềm
Đầu tiên không thể không kể đến đó chính là kiến thức về toán. Hầu hết các môn trong ngành lĩnh vực Công nghệ thông tin hay có liên quan, đều phải hiểu rõ và áp dụng toán để giải quyết mọi vấn đề. Toán là một phần quan trọng trong lập trình, bên cạnh đó việc học toán hiệu quả sẽ giúp cho bộ não rèn luyện tư duy tốt hơn.
Tiếng Anh rất quan trọng trong kỹ thuật phần mềm
Ngôn ngữ lập trình chính đều sử dụng tiếng anh, vậy nên không có gì quá xa lạ khi ngành này yêu cầu nhiều về tiếng anh. Đặc biệt mà nói, thì tiếng anh chuyên ngành kỹ thuật phần mềm rất khó nên cần làm quen dần và luyện tập mỗi ngày.
Để có thể gắn bó và tiến xa trong ngành thì nên có khả năng đọc hiểu tiếng anh tốt. Bởi lẽ hầu hết các tài liệu quan trọng của ngành đều được soạn bằng tiếng Anh. Ngoài ra tại một số trường ĐH dạy thêm môn tiếng Nhật để bổ trợ, vì đây cũng là 1 ngôn ngữ rất hữu ích cho công việc lập trình xếp sau tiếng Anh.
Kỹ năng tự học và tự tìm hiểu
Cuối cùng nhưng cũng không kém quan trọng đó chính là kỹ năng tự học và tự tìm tòi. Tất cả mọi kiến thức trên giảng đường chỉ là một phần, bạn cần tìm hiểu công nghệ mỗi ngày, để có thể cập nhật xu hướng mới nhất để có thể làm việc trong ngành này.
Kỹ thuật về phần mềm đào tạo ở đâu?
Bởi vì kỹ thuật phần mềm là một ngành phổ biến và rất phát triển vậy nên có nhiều trường đã cho ngành này trở thành một ngành chính để đào tạo thay vì là chuyên ngành. Chương trình học được thiết kế để sinh viên hiểu rõ lý thuyết cũng như được thực hành trong ngành.
Bên cạnh chương trình đại trà thì ngành kỹ thuật phần mềm còn có chương trình chất lượng cao với học phí tương ứng với chất lượng đội ngũ giảng viên. Được chú trọng đầu tư về cơ sở vật chất và môi trường học tập tiện nghi và tính chuyên nghiệp cao, đảm bảo chất lượng đầu ra tốt và người học được hưởng nhiều chính sách ưu đãi và quyền lợi khác.
Đại học Công nghệ ĐHQG Hà Nội
Nói tới ngành Công nghệ và kỹ thuật thì Đại học Công nghệ là cơ sở được biết đến nhiều nhất. Trực thuộc ĐHQG Hà Nội, trường đảm bảo chất lượng chương trình giảng dạy với giáo viên uy tín. Với ngành này, trường đào tạo chuyên sâu về lập trình chương trình phần mềm, quản trị web và bảo trì phần mềm.
Ngành kỹ thuật của đại học công nghệ thông tin
Không thể không nhắc tới ngôi trường có chất lượng hàng đầu về công nghệ thông tin và chuyển giao công nghệ thông tin. Tại đây, không chỉ đào tạo có uy tín ngành công nghệ thông tin nói chung mà đặc biệt ngành này cũng rất được chú trọng.
Với những kiến thức được giảng dạy cũng như môi trường uy tín, chất lượng tại đây. Đa số sinh viên sau khi tốt nghiệp có nhiều cơ hội làm việc tại các doanh nghiệp lớn.
Đại học FPT
Kỹ thuật phần mềm là một ngành được đào tạo tận tâm với ngôi trường dân lập này. Tại môi trường này, bạn sẽ được cung cấp các kiến thức chuyên sâu về lập trình, xây dựng các dự án phần mềm. Ngoài ra trường còn liên kết với các doanh nghiệp để tạo cơ hội cho sinh viên có thể tham gia kiến tập và thực tập ngay khi đang học.
Kết luận
Trên đây là tổng hợp những thông tin chi tiết về ngành kỹ thuật phần mềm cũng như tương lai của ngành. Mong rằng những thông tin này sẽ giúp được bạn trong quá trình tìm hiểu về ngành nghề này.