Ngành quản trị kinh doanh hiện nay dù đã không còn quá hot như xưa nhưng vẫn luôn có một sức hút nhất định. Điển hình là việc điểm vào đại học của ngành này luôn ở mức khá cao. Dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết về ngành cũng như những cách để thành công với ngành.
Ngành quản trị kinh doanh – Thông tin ngành
Như cái tên của mình thì quản trị kinh doanh tức là một ngành học đào tạo cho sinh viên về những kỹ năng cần thiết để thành lập cũng như điều hành một doanh nghiệp sao cho hiệu quả. Ta sẽ được học về mọi bộ phận như marketing, nhân sự, tài chính, kế toán,… và cách quản lý các bộ phận hiệu quả trong công việc.
Ngoài ra, học ngành quản trị kinh doanh ta sẽ được đào tạo thêm về những kỹ năng mềm quan trọng như kỹ năng lãnh đạo, phân tích tình huống, giải quyết vấn đề,… Với quản trị kinh doanh là sẽ học về tất cả các ngành để quản lý được một cách tốt nhất, đây cũng là một câu hỏi được nhiều sinh viên phân vân trước khi chọn ngành.
Câu trả lời chính là quản trị kinh doanh sẽ giúp ta có được góc nhìn bao quát tổng thể về mọi mặt của doanh nghiệp. Mặc dù bạn không có ý muốn làm lãnh đạo, quản lý sau này thì vẫn nên học quản trị doanh nghiệp để có thể hiểu được suy nghĩ của người lãnh đạo. Điều này giúp bạn dễ phối hợp với cấp trên trong công việc hơn.
Học ngành quản trị kinh doanh sẽ học môn gì?
Bởi lẽ đây là ngành rộng, nhiều mảng, tập hợp nhiều kiến thức kinh tế nên sinh viên sẽ phải học tất cả các môn liên quan đến quản trị hay kinh tế. Các môn học cụ thể như:
Với môn cơ sở ngành:
- Môn kinh tế vi mô.
- Môn kinh tế vĩ mô.
- Môn quản trị học.
Với môn chuyên ngành:
- Môn kinh tế quản trị và kinh doanh.
- Môn quản trị doanh nghiệp.
- Môn quản trị Marketing.
- Môn quản trị nguồn nhân lực.
- Môn quản trị dự án.
- Môn quản trị truyền thông.
Và còn nhiều môn khác tùy theo phương thức đào tạo của mỗi trường đại học đối với ngành.
Ai sẽ phù hợp với quản trị kinh doanh
Đối với quản trị kinh doanh thì cũng cần chú trọng tới những tố chất con người. Một người có tố chất với ngành sẽ dễ dàng tiếp thu kiến thức học và phát triển nó ngày càng cao hơn để có thể thành công với nghề. Những tố chất sẵn có có thể kể đến sau đây.
Đam mê kinh doanh
Người ta hay gọi là “có máu kinh doanh” tức là những người không ngại khó, ngại khổ để thực hiện kinh doanh. Ví dụ như đi lấy hàng, đi giao hàng, tự tin chào hàng để quảng bá đến mọi người, bỏ công sức tư vấn cho khách dù có thể khách sẽ không mua, luôn để tâm tới biến động thị trường. Đó là những biểu hiện cho sự đam mê kinh doanh ấy, thể hiện tâm huyết của bạn với nghề.
Yêu thích những con số
Trong kinh doanh của doanh nghiệp không thể bỏ qua những con số trong báo cáo tài chính theo quý hay báo cáo thu chi doanh nghiệp. Nếu bạn là một người yêu thích những con số, yêu thích xử lý số liệu thì bạn nên dấn thân vào ngành này.
Khả năng hòa đồng nhóm
Kể cả trong khi học hoặc đến khi đi làm, sinh viên ngành quản trị kinh doanh luôn được tiếp xúc với việc làm việc nhóm. Muốn một doanh nghiệp phát triển không thể nhờ một người được, phải có đội nhóm hỗ trợ, phối hợp nhịp nhàng với nhau thì mới làm được. Dù là bạn có ở vị trí quản lý cấp cao thì vẫn phải có sự phối hợp với mọi người, mọi phòng ban để cùng tìm hiểu, dẫn dắt doanh nghiệp đi lên.
Sự tự tin, ham học hỏi
Vì làm trong lĩnh vực kinh doanh, thế nên luôn đòi hỏi có sự linh hoạt, nhạy bén, sự xông xáo bởi vì muốn bán hàng đâu phải dễ. Nếu bạn thất bại trong một kế hoạch phát triển thì cần linh hoạt thay đổi sao cho phù hợp để thực hiện kế hoạch mới thành công.
Khả năng tư duy tốt
Chính bởi sự thay đổi liên tục của thị trường cũng như những vấn đề xảy ra trong doanh nghiệp cần quản lý, nên khả năng tư duy để tìm ra chiến lược là vô cùng cần thiết. Luôn biết nhìn vào thực tế, dùng lý trí để quyết định những kế hoạch phát triển mang tính quan trọng.
Tố chất giao tiếp cần thiết cho ngành quản trị kinh doanh
Ngoài việc giao tiếp lãnh đạo mọi người trong công ty thì việc khéo léo ăn nói sẽ mang đến cho doanh nghiệp những bản hợp đồng chất lượng từ đối tác hay nhà đầu tư. Với quản trị kinh doanh, kỹ năng giao tiếp tốt luôn được đề cao.
Các khối thi vào ngành quản trị kinh doanh
Việc chọn khối thi rất quan trọng, chọn khối từ sớm ta có thể tập trung trau dồi kiến thức cho khối đó để đạt kết quả cao trong kỳ thi đại học. Vậy đối với quản trị kinh doanh sẽ có những khối thi nào để vào được ngành.
Những khối thi sẽ tùy vào từng trường đại học, ta có thể tham khảo một số khối sau
- Khối A00 gồm Toán – Lý – Hóa.
- Khối A01 gồm Toán – Lý – Anh.
- Khối C00 gồm Văn – Sử – Địa.
- Khối D01 gồm Toán – Văn – Anh.
- Khối D07 gồm Toán – Hóa – Anh.
Ngoài những khối thi trên ta có thể sử dụng phương thức xét học bạ THPT, theo kết quả kỳ thi đánh giá năng lực hoặc có thể được tuyển thẳng từ các trường đại học hàng đầu.
Top 9 công việc phổ biến của ngành quản trị kinh doanh
Mặc dù đã định hướng được bản theo quản trị kinh doanh nhưng có một thắc mắc của nhiều bạn sinh viên đó là ra trường sẽ làm gì. Để giải đáp thắc mắc đó thì dưới đây sẽ là top 9 công việc cũng như cơ hội việc làm của sinh viên quản trị kinh doanh có thể làm.
Trưởng phòng kinh doanh
Ngành quản trị kinh doanh là công việc mà bạn có thể đảm nhiệm hoàn toàn sau khi tốt nghiệp cử nhân quản trị kinh doanh. Công việc này liên quan tới việc giám sát các bộ phận kinh doanh, đưa ra chiến lược để tăng doanh thu cũng như năng suất công việc. Ngoài ra trưởng phòng kinh doanh còn có thể thiết lập các mục tiêu, phân tích thị trường để tìm ra phương án tốt nhất.
Nhân viên kinh doanh
Đây là một vị trí mà mọi người thường nghĩ tới khi ra trường sau khi học quản trị kinh doanh. Vị trí này còn gọi là sale, là những người chuyên đi tìm kiếm, tư vấn quảng bá và thuyết phục khách hàng sử dụng sản phẩm của công ty. Ngoài ra còn đảm nhiệm thêm việc chăm sóc khách hàng sau khi mua và sử dụng sản phẩm để tiếp tục quảng bá mở rộng thị trường.
Tư vấn quản lý kinh doanh
Đây là công việc cố vấn cho doanh nghiệp xem làm cách nào để tăng doanh số, tăng hiệu quả kinh doanh. Lĩnh vực này đòi hỏi người làm cần có những kỹ năng như tìm kiếm, đánh giá vấn đề một cách toàn diện, hiểu rõ tính chất của vấn đề mới đưa ra được những lời tư vấn chiến lược giá trị.
Có thể làm kế toán sau khi học ngành quản trị kinh doanh
Ta có thể làm kế toán sau khi học xong quản trị kinh doanh nếu thực sự có đam mê với nghề này. Tuy nhiên để làm được ta sẽ cần phải học thêm những bằng cấp khác, những chứng chỉ về kế toán kiểm toán. Ta có thể trở thành một bên thứ 3 cung cấp dịch vụ kế, kiểm toán cho doanh nghiệp.
Làm tư vấn tài chính khi học xong quản trị kinh doanh
Nếu bạn có đam mê về con số, đam mê đầu tư trong lĩnh vực tài chính, thích quản lý tài sản, bảo hiểm thì bạn có thể lưu tâm công việc này. Bạn sẽ làm trong các lĩnh vực như ngân hàng, thị trường tiền tệ, chứng khoán, cổ phần,…
Người nghiên cứu thị trường
Nếu bạn mong muốn, thích được nghiên cứu những thay đổi của thị trường sau khi tốt nghiệp ngành quản trị kinh doanh thì bạn có thể chọn công việc nghiên cứu thị trường. Vị trí của bạn sẽ là tìm hiểu về thị trường, những đối tượng khách hàng mục tiêu, sản phẩm cạnh tranh, đối thủ cạnh tranh. Đồng thời cũng nghiên cứu ra những chiến lược để quảng bá mang lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Công việc trong mảng Marketing
Việc có kỹ năng giao tiếp, nghiên cứu thị trường, khách hàng, đối thủ trong quá trình học quản trị kinh doanh, ta có thể thử sức với marketing. Ta nên bắt đầu ở vị trí chuyên viên marketing rồi tăng cấp dần lên bằng khả năng để đến với những vị trí cao hơn.
Trong lĩnh vực của marketing công việc chủ yếu của ta là làm về truyền thông, tiếp thị để quảng bá sản phẩm, phát triển thương hiệu ngày càng lớn hơn. Ta có thể tham khảo một số khóa học bổ sung về SEO, SEM hay các khóa viết content để nắm vững kiến thức cơ sở.
Công việc phi lợi nhuận
Với những công việc mang tính chất phi lợi nhuận sẽ cần bạn phải có kỹ năng thuyết phục, kỹ năng đàm phán, kỹ năng lãnh đạo, có tầm nhìn tốt và tư duy linh hoạt. Đa phần trong quá trình học quản trị kinh doanh, những kỹ năng này đều đã được đào tạo tốt nên bạn hoàn toàn có thể làm được.
Giảng viên cho ngành quản trị kinh doanh
Nếu ta không thích những công việc xô bồ với thị trường, với doanh nghiệp, ta hoàn toàn có thể trở thành một giảng viên hay trợ giảng để chia sẻ những kiến thức cho người khác. Thường những vị trí giảng viên, trợ giảng ta nên là ở khoa quản trị kinh doanh ở các trường đại học, cao đẳng.
Những trường mạnh về quản trị kinh doanh
Quản trị kinh doanh đúng là ngành chưa bao giờ hết hot cả, đây là ngành có nhiều cơ hội việc làm ở nhiều vị trí, lĩnh vực khác nhau được. Vậy học quản trị kinh doanh ở đâu sẽ có được môi trường đào tạo tốt nhất, cùng tìm hiểu dưới đây top những trường đào tạo quản trị kinh doanh tốt nhất Việt Nam.
Đại học Ngoại Thương (FTU)
Từ trước đến nay, đại học Ngoại thương là nơi có môi trường đào tạo các ngành kinh tế được đánh giá cao. Quản trị kinh doanh cũng vậy, với những kiến thức chuyên sâu về ngành cũng như có những cơ hội trải nghiệm thực tế sẽ khiến sinh viên có thêm nhiều kinh nghiệm trước khi đi làm.
Đại học Kinh tế TPHCM (UEH)
Được xem là top những trường đại học công lập đứng đầu về đào tạo các ngành kinh tế. Với chất lượng của giảng viên cao, những kiến thức được cập nhật mới nhất, theo kịp xu thế của thị trường thì ngành quản trị kinh doanh tại UEH phát triển cực kỳ mạnh mẽ. Sinh viên theo học tại trường sẽ nắm bắt được những tư duy hiện đại, nắm vững những kỹ năng cần thiết đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp.
Đại học Quốc tế (IU)
Ngành quản trị kinh doanh của trường là một ngành được thành lập từ rất sớm, các giảng viên gồm có tiến sỹ, thạc sỹ,… có trình độ cao, kiến thức ngành sâu rộng. Trong suốt 20 năm, khoa quản trị kinh doanh của trường đã đào tạo ra nhiều sinh viên xuất sắc, nắm giữ những vị trí cao trong doanh nghiệp và các tổ chức chính trị.
Kết luận
Ngành quản trị kinh doanh là một ngành thuộc lĩnh vực kinh tế với nhiều mảng khác nhau, sinh viên theo học nên tự trau dồi thêm kỹ năng mềm cũng như kỹ năng chuyên môn để có thể thành công hơn. Bài viết đã thông tin chi tiết về quản trị kinh doanh cũng như những nơi đào tạo chất lượng.