Ngành quản trị nhân lực được rất nhiều người quan tâm và đặt ra nhiều câu hỏi. Chỉ nghe tên ngành đã nhận thấy được những yêu cầu cao của công việc này, quản trị nguồn nhân lực của một doanh nghiệp không phải là dễ. Điều này đang khiến các bạn trẻ cảm thấy băn khoăn khi lựa chọn học ngành này. Liệu cơ hội việc làm có cao hay không, vừa ra trường có thể lên làm quản lý không, đây là những thắc mắc tiêu biểu nhất.
Ngành quản trị nhân lực là ngành gì?
Hiện nay, có rất nhiều nơi đào tạo ngành Quản trị, tuy nhiên với riêng Quản trị nhân lực lại có chút khác biệt. Bởi đặc thù công việc của ngành nghề này yêu cầu khá cao, lại không phù hợp với những người chưa có nhiều kinh nghiệm. Vì vậy việc tìm ra một lối đi cho những bạn trẻ mới ra trường vẫn là nỗi lo lắng của nhiều người. Quản trị nhân lực – Human Resource Management sẽ bao gồm những việc như khai thác và quản lý nhân lực của một doanh nghiệp, tổ chức.
Điều cần làm là làm sao quản lý cho hiệu quả và hợp lý. Đội ngũ Quản trị nhân lực sẽ là cầu nối giữa tổ chức, doanh nghiệp với đội ngũ công nhân viên, cán bộ làm trong doanh nghiệp đó. Đây là yếu tố để công ty này phát triển tối đa nguồn lực, chính những người HRM sẽ quản lý đội ngũ, nhìn nhận ra năng lực chuyên môn của người lao động và đưa ra các chính sách quản lý hiệu quả.
Ngành quản trị nhân lực nói riêng là một ngành chuyên đào tạo kiến thức, các thông tin về khoa học xã hội, nền tảng của kinh doanh, chiến lược và các kiến thức về quản trị nói chung. Bên cạnh đó, các kiến thức về nhân sự, truyền thông nội bộ cũng sẽ được truyền tải. Quản trị nhân lực hiện nay đang thu hút nhiều bạn trẻ, tuy nhiên để làm lên vị trí quản lý thì cần phải kinh qua nhiều vị trí khác.
Làm việc trong ngành cần có kỹ năng gì?
Như đã nói, để làm được quản trị nhân lực cần rất nhiều kỹ năng và cả sự hiểu biết, kiến thức trong ngành. Sự kết nối giữa nhân lực và công ty càng mạnh mẽ càng đem lại nhiều giá trị. Vì vậy, nếu muốn làm được việc ở trong khối ngành này, bạn cần trau dồi những kỹ năng sau.
Kỹ năng chuyên môn quản trị
Sẽ không thể hiểu được công việc ngành quản trị nhân lực cần làm những gì nếu bạn không có kỹ năng chuyên môn quản trị. Kỹ năng này cụ thể sẽ là kỹ năng dự đoán được nhu cầu của công ty về nguồn nhân lực, liệu với tốc độ phát triển của công ty, nguồn nhân lực cần tăng hay giảm. Bên cạnh đó, những công việc như cơ cấu lại nguồn nhân lực trong doanh nghiệp, thăng chức, giáng chức để đảm bảo nhân sự giỏi được trọng dụng cũng là việc của một người quản trị phải làm.
Người quản trị nhân lực cần phân tích được những kiểu nhân sự như thế nào mà doanh nghiệp đang cần đến. Những yếu tố nào tạo nên một nhân sự tiềm năng, doanh nghiệp đang cần những người ở bộ phận nào,… cũng đều qua tay của quản trị nhân lực.
Đặc biệt là kỹ năng quản trị đội ngũ nhân lực, với các hoạt động như vạch ra mục tiêu, khung năng lực đánh giá nhân sự, đảm bảo được khả năng của nhân sự cũng như những định hướng phát triển của nhân sự.
Kỹ năng quản lý những nhân sự trong công ty
Kỹ năng này sẽ tập trung vào các hoạt động tương tác với nhân sự của công ty. Căn bản, bạn cần nắm được các phòng ban đang có bao nhiêu nhân sự, điểm mạnh, điểm yếu của nhân lực của các phòng ban. Từ đó đưa ra các chiến lược, kế hoạch đào tạo, mang lại một nguồn nhân lực mạnh mẽ hơn, am hiểu, có năng lực.
Kỹ năng quản lý còn thể hiện ở việc xây dựng và cơ cấu các phòng ban trong một bộ máy sao cho công ty hoạt động tốt nhất, không bị lãng phí nhân lực, không thừa nhân lực. Những công việc liên quan đến tuyển dụng hay đào tạo cũng là kỹ năng của một quản lý nhân lực.
Giao tiếp là kỹ năng bắt buộc có trong ngành quản trị nhân lực
Giao tiếp chắc chắn là kỹ năng quan trọng mà bất kỳ ai làm ngành quản trị nhân lực cũng cần có được. Bởi một quản lý thấu hiểu được nguồn nhân lực cần phải giao tiếp rất nhiều với một người hoặc nhiều hơn là một nhóm người. Việc giữ cho nhân lực có được nhiệt huyết hay truyền đạt cho các nhân lực hiểu về chính sách sẽ cần đến khả năng ăn nói này. Việc nhạy bén và nói năng khéo léo sẽ giúp công ty tránh khỏi những mâu thuẫn nội bộ.
Quản lý nhân lực không chỉ phân bổ nhân lực hợp lý về các phòng ban, đảm bảo sự phát triển cho nhân sự mà còn là một cây cầu nối, thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng của những nhân sự này. Hiểu rõ tính chất công việc, cảm thông và tạo động lực phát triển không chỉ tốt cho nhân sự mà còn gián tiếp giúp công ty hoạt động hiệu quả.
Kỹ năng trao đổi, đàm phán
Việc một quản lý nhân sự phải đàm phán, thuyết phục là điều xảy ra thường xuyên. Với những quản lý nhân lực, họ sẽ phải liên tục rà soát nguồn nhân lực trong công ty, nắm bắt được hoạt động của các nhân sự đang như thế nào. Với những người đang có dấu hiệu tụt dốc trong công việc, người quản lý sẽ là người quan tâm, trao đổi vấn đề với nhân sự đó. Bởi nếu để càng lâu thì bên thiệt hại sẽ là công ty bởi công việc không đạt năng suất.
Các quản lý cũng sẽ đàm phán với các nhân lực mới trong những buổi phỏng vấn đề lương, thưởng và quy định của công ty. Kỹ năng của một người quản trị là làm sao thu hút được nhân sự tiềm năng về phục vụ công ty, thu về lợi nhuận từ nhân sự đó. Không chỉ áp dụng với nhân viên, kỹ năng thuyết phục còn được các quản lý sử dụng khi trình bày với cấp trên về kế hoạch, chương trình mà đội ngũ HR tạo ra.
Kỹ năng mềm: tạo động lực, nắm bắt tâm lý
Một số kỹ năng mềm không liên quan đến kiến thức như kỹ năng tạo động lực cho nhân viên, kỹ năng nắm bắt tâm lý người đối diện, kỹ năng quản lý thời gian, cách lắng nghe người khác, kỹ năng làm việc trong một nhóm cũng là những thứ cần thiết đối với một người làm trong ngành quản trị nhân lực.
Thực trạng tuyển dụng ngành quản trị nhân lực
Hiện nay, lướt các diễn đàn hay hội nhóm tìm kiếm việc làm có thể dễ dàng tìm thấy những bài viết tuyển HR – Human Resource. Việc tuyển những người làm về nhân sự chính là kế hoạch của người Quản trị nhân sự. Nếu nghĩ rằng tuyển HR là sẽ tuyển những người về để tuyển nhân viên, có thể ngay lập tức ngồi bàn phỏng vấn thì không đúng. Bởi trong phòng nhân sự có rất nhiều vị trí, chính vì vậy có thể nói rằng tình hình tuyển dụng của khối ngành nhân lực đang rất nhộn nhịp.
Có những công ty sẵn sàng tuyển người chưa có kinh nghiệm về làm HR, tuy nhiên, khi làm bạn sẽ nhận được các công việc như tìm kiếm ứng viên, khảo sát thị trường lao động, lọc hồ sơ ứng viên hay đề xuất các kế hoạch đào tạo ứng viên. Nhìn chung, học Quản trị nhân lực có thể làm nhiều công việc khác nhau.
Ngành quản trị nhân lực nhận lương bao nhiêu?
Một công ty phát triển tốt sẽ cần đến nguồn nhân lực tài giỏi, năng suất. Để có được nguồn nhân lực này là cả một quá trình tìm kiếm, chọn lọc, đào tạo của đội ngũ quản trị nhân lực. Chính vì mối liên hệ này mà thu nhập của người làm trong Quản trị nhân lực hiện nay khá cao. Từ cấp nhân viên đến cấp quản lý, trưởng phòng, giám đốc sẽ có những mức lương khác nhau.
- Trung bình 5 – 8 triệu/tháng với nhân viên phòng HR.
- Trung bình 12 – 30 triệu/tháng với vị trí phó phòng.
- Trung bình 30 – 45 triệu/tháng với vị trí trưởng phòng.
- Giám đốc quản trị nhân lực có thể nhận mức lương lên đến 100 triệu đồng.
Ngành quản trị nhân lực có thể làm nghề gì?
Rất nhiều bạn trẻ vì cho rằng mình không có kinh nghiệm nên thường lo lắng sẽ không tìm được việc làm khi học ngành quản trị nhân lực. Nhưng có một điều là ngành Quản trị này vô cùng quan trọng, nó quyết định sự phát triển của một công ty.
Chỉ cần có năng lực, thể hiện được tư duy và các kỹ năng của bản thân là hoàn toàn có thể tham gia vào đội ngũ nhân sự tại công ty. Các việc làm mà bạn có thể ứng tuyển thuộc khối ngành quản trị nhân lực là: Nhân viên hành chính nhân sự, quản lý nhân sự, nhân viên hành chính văn phòng, chuyên viên tuyển dụng, chuyên viên đào tạo, chuyên gia phân tích và nhiều vị trí khác.
Một bộ máy muốn hoạt động tốt cần có sự góp mặt của nhiều bánh răng khớp với nhau, và quản trị nhân lực là người sẽ giúp cho bộ máy này hoạt động trơn tru. Do đó, bạn không cần lo lắng về cơ hội việc làm của ngành này. Điều đặc biệt là dù làm ở vị trí nào, miễn liên quan đến nhân lực thì bạn đều có thể nỗ lực để tìm kiếm cơ hội thăng tiến với mức lương hấp dẫn hơn.
Trường nào đào tạo ngành quản trị nhân lực?
Đối với những người có định hướng làm trong ngành quản trị, chắc hẳn ai cũng đắn đo suy nghĩ về cơ sở đào tạo ngành học này. Được biết, hiện nay, ngành quản trị nhân lực đang được rất nhiều trường Đại học tiến hành đào tạo và giảng dạy. Từ khu vực miền Bắc đến miền Nam đều có thể học ngành này một cách dễ dàng. Một số trường đào tạo phổ biến, được nhiều người lựa chọn như:
- Miền Bắc: Đại học Công đoàn, Đại học Kinh doanh và Công nghệ, Đại học Thương mại, Đại học Lao động xã hội, Đại học Nội vụ, Đại học Công nghiệp Hà Nội, Đại học Kinh tế quốc dân,… Sau khi ra trường sẽ có tỷ lệ tìm được việc làm cao.
- Miền Nam: Đại học Hoa Sen, Đại học Mở, Đại học Lao động xã hội, Đại học Nguyễn Tất Thành, Đại học Kinh tế tài chính.
Kết luận
Mỗi một ngành học đều có những yêu cầu riêng, đối với ngành quản trị nhân lực, bạn sẽ cần trau dồi nhiều kinh nghiệm, kỹ năng và kiến thức. Không thể nào vừa tốt nghiệp đã lên làm quản lý, vì vậy hãy bắt đầu với những công việc kể trên, thời gian phấn đấu sẽ trả lại cho bạn kết quả xứng đáng.